Câu hỏi
Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20-11-2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế đã quy định rõ các đối tượng được giải quyết theo chính sách về hưu trước tuổi
Ông Cao Đình Bách (quận 9, TP HCM) hỏi: “Các đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế áp dụng chính sách về hưu trước tuổi được hưởng quyền lợi gì? Có bị trừ tỉ lệ hưởng lương hưu do nghỉ trước tuổi không?”.
Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam, trả lời: Điều 8 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20-11-2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế (các chế độ, chính sách được áp dụng đến hết ngày 31-12-2021) đã quy định rõ các đối tượng được giải quyết theo chính sách về hưu trước tuổi. Theo đó, đối tượng tinh giản biên chế quy định tại điều 6 Nghị định này: Nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH, còn được hưởng các chế độ sau: Không bị trừ tỉ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi; được trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại điểm b, khoản 1, điều 50 Luật BHXH; được trợ cấp 5 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ BHXH. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng BHXH được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.
Nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH và chế độ quy định tại điểm a, c khoản 1 điều này và được trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại điểm a khoản 1 điều 50 Luật BHXH.
Nếu trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nam, trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH và không bị trừ tỉ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Nếu trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH và không bị trừ tỉ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.
Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày
Cao Văn Nên (quận 9, TP HCM) hỏi: “Mức hưởng chế độ trợ cấp ốm đau được quy định trong Luật BHXH như thế nào?”.
Ban Quan hệ lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam trả lời: Điều 28 Luật BHXH quy định về mức hưởng chế độ ốm đau như sau: Người lao động (NLĐ) hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1; điểm a, khoản 2, điều 26 và điều 27 của luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Trường hợp NLĐ mới bắt đầu làm việc hoặc NLĐ trước đó đã có thời gian đóng BHXH, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng đó.
NLĐ hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b, khoản 2, điều 26 của luật này thì mức hưởng bằng 65% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên; bằng 55% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; bằng 50% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm.
NLĐ hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3, điều 26 của luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
(NLĐO) – Người lao động hưởng lương hưu trước ngày 1-1- 2021 thì điều kiện hưởng lương hưu vẫn thực hiện theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật BHXH. Người lao động hưởng lương hưu sau thời điểm này trở đi thì điều kiện hưởng lương hưu theo quy định mới.
Bộ LĐ-TB-XH đang xây dựng Dự thảo Nghị định quy định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu, với nhiều điểm mới theo qui định của Bộ Luật Lao động năm 2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021.
Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động (NLĐ) trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình, kể từ năm 2021 tuổi nghỉ hưu của NLĐ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ.
Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến đủ 60 tuổi vào năm 2035.
N1
Người lao động hưởng lương hưu trước ngày 1-1- 2021 thì điều kiện hưởng lương hưu vẫn thực hiện theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật BHXH
NLĐ bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu bình thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cụ thể, năm 2021, NLĐ thuộc đối tượng này sẽ nghỉ hưu ở 55 tuổi 3 tháng với nam, còn nữ đủ 50 tuổi 4 tháng.
Cán bộ, công chức và những người được bổ nhiệm chức vụ, chức danh quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Nghị định này có thể được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn vẫn tiếp tục giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Thời gian nghỉ hưu cao hơn này không được quá 5 tuổi so với tuổi nghỉ hưu thông thường.
Việc quyết định nghỉ hưu ở tuổi cao hơn phải bảo đảm: Khách quan, công bằng, công khai và đúng quy định; Cơ quan có nhu cầu sử dụng; Cá nhân có nguyện vọng, đủ sức khỏe và không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền.
Trong thời gian thực hiện chính sách nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, nếu cán bộ, công chức có nguyện vọng nghỉ làm việc thì được giải quyết chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật, không phụ thuộc vào điều kiện về tuổi hưởng lương hưu tại thời điểm nghỉ hưu.
N2
Người lao động hưởng lương hưu trước ngày 1-1- 2021 thì điều kiện hưởng lương hưu vẫn thực hiện theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật BHXH
Với NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện, Dự thảo quy định NLĐ có tổng thời gian đóng BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 219 của Bộ luật Lao động và Điều 3 của Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
Đối với NLĐ có từ đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu được thực hiện theo các điểm a, b khoản 1 Điều 219 của Bộ Luật Lao động và Điều 3, Điều 4 của Nghị định này.
Đối với lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khỉ nghỉ việc có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH bắt buộc và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại Bộ Luật Lao động mà bảo lưu thời gian đã đóng BHXH bắt buộc và tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện thì được hưởng lương hưu khi có yêu cầu.
Dự thảo cũng nêu rõ, NLĐ hưởng lương hưu trước ngày 1-1- 2021 thì điều kiện hưởng lương hưu vẫn thực hiện theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật BHXH. NLĐ hưởng lương hưu sau thời điểm này trở đi thì điều kiện hưởng lương hưu theo quy định mới. Với trường hợp đủ tuổi nghỉ hưu tháng 12-2020 và hưởng lương hưu từ ngày 1-1- 2021 thì vẫn thực hiện theo quy định hiện nay. Dự kiến, Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1- 2021.
(NLĐO)- Người lao động có nhu cầu nộp hồ sơ đề nghị nhận BHXH một lần tại cơ quan BHXH quận/huyện hoặc cơ quan BHXH tỉnh (trong trường hợp BHXH được phân cấp giải quyết hưởng BHXH 1 lần) tại nơi cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú)
1.Các trường hợp được nhận BHXH một lần
Người lao động (NLĐ) có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH (hoặc chưa đủ 15 năm đóng BHXH đối với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phương, thị trấn) và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.
– NLĐ tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
– Ra nước ngoài để định cư.
– Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Căn cứ pháp lý:
2.Mức hưởng
Mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
– 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
– 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
– Trường hợp NLĐ có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH một lần được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Lưu ý:
– Mức hưởng BHXH một lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, trừ rường hợp người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
– Khi tính mức hưởng BHXH một lần trong trường hợp thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 6 tháng được tính là nửa năm, từ 7 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
– Trường hợp tính đến trước 1-1-2014 nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ 1-1-2014 trở đi.
3.Thủ tục
NLĐ có nhu cầu nộp hồ sơ đề nghị nhận BHXH một lần tại cơ quan BHXH quận/huyện hoặc cơ quan BHXH tỉnh (trong trường hợp BHXH được phân cấp giải quyết hưởng BHXH 1 lần) tại nơi cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú). Hồ sơ bao gồm:
(1) Sổ BHXH.
(2) Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần của NLĐ theo mẫu số 14-HSB (ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019).
(3) Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
+ Hộ chiếu do nước ngoài cấp.
+ Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài.
+ Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
(4) Trường hợp bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS thì có thêm trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng không tự phục vụ được; nếu bị mắc các bệnh khác thì thay bằng Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động (KNLĐ) của Hội đồng giám định y khoa (GĐYK) thể hiện tình trạng suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên và không tự phục vụ được.
(5) Trường hợp thanh toán phí GĐYK thì có thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK.
(6) Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong quân đội có hưởng phụ cấp khu vực theo mẫu số 04B-HBKV (ban hành kèm theo Thông tư 181/2016/TT-BQP đối với người có thời gian phục vụ trong quân đội trước ngày 01/01/2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mà sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin làm căn cứ tính phụ cấp khu vực).
– Đối với NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam hưởng BHXH một lần: Hồ sơ gồm các loại giấy tờ (2), (4), (5).
– Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng ra nước ngoài để định cư hưởng trợ cấp một lần: Hồ sơ gồm các loại giấy tờ (2), (3).
– Đối với người nước ngoài đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng không còn cư trú tại Việt Nam hưởng trợ cấp một lần: Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định của NLĐ, cơ quan BHXH sẽ giải quyết và tổ chức chi trả bảo hiểm cho NLĐ.
(NLĐO) – Với đa phần người lao động, muốn nhận BHXH 1 lần, phải đợi 1 năm sau khi nghỉ việc. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành cũng quy định, không phải trường hợp nào cũng cần đáp ứng điều kiện này.
Theo quy định tại khoản 1, điều 60 Luật BHXH 2014, người lao động được nhận BHXH 1 lần nếu: Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH; Lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn đủ 55 tuổi mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện; Ra nước ngoài để định cư; Mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế; Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu; Do đó, nếu thuộc một trong những trường hợp này mà có nhu cầu thì người lao động sẽ được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần mà không cần đợi đủ 01 năm tính từ ngày nghỉ việc.
Sau khi có đủ giấy tờ nêu trên, người lao động nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH quận/huyện hoặc cơ quan BHXH tỉnh nơi cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú) để được giải quyết.
Cũng theo Luật này, điều 109 và khoản 1, điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH, hồ sơ rút BHXH 1 lần bao gồm: Sổ BHXH; Đơn đề nghị hưởng BHXH 1 lần; Bản sao được công chứng, chứng thực một trong các giấy tờ đối với người ra nước ngoài định cư: Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam; Hộ chiếu do nước ngoài cấp; Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài; Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; Giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
Trích sao hồ sơ bệnh án đối với người đang mắc bệnh nguy hiểm tới tính mạng. Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định với người thanh toán phí giám định y khoa. Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong quân đội có hưởng phụ cấp khu vực đối với người có thời gian phục vụ trong quân đội trước ngày 1-1-2007 tại địa bàn có hưởng phụ cấp khu vực mà sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin làm căn cứ tính phụ cấp khu vực.
Sau khi có đủ giấy tờ nêu trên, người lao động nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH quận/huyện hoặc cơ quan BHXH tỉnh nơi cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú) để được giải quyết.
(NLĐO) – Người lao động được hưởng chế độ ốm đau khi: Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Tham gia BHXH, người lao động (NLĐ) sẽ được chia sẻ, hỗ trợ khi ốm đau, bệnh tật. Theo quy định tại khoản 1, điều 25 Luật BHXH 2014, NLĐ được hưởng chế độ ốm đau khi: Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
Các đối tượng áp dụng chế độ ốm đau bao gồm (điều 24 Luật BHXH 2014): Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 – 12 tháng; Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 – 3 tháng; Cán bộ, công chức, viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân; Người quản lý doanh nghiệp, điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự huỷ hoại sức khoẻ, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
Tại điều 26 Luật BHXH 2014 quy định với trường hợp ốm đau thông thường. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong 1 năm của NLĐ tính theo ngày làm việc như sau:
Làm việc trong điều kiện bình thường: 30 ngày nếu đóng BHXH dưới 15 năm; 40 ngày nếu đóng BHXH từ đủ 15 – 30 năm; 60 ngày nếu đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.
Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên: 40 ngày nếu đóng BHXH dưới 15 năm; 50 ngày nếu đóng BHXH từ đủ 15 – 30 năm; 70 ngày nếu đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên (thời gian nghỉ hưởng chế độ trong trường hợp này không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần).
Với trường hợp ốm đau dài ngày: Tối đa 180 ngày; Hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH (thời gian nghỉ hưởng chế độ trong trường hợp này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần).
Trong khi đó, điều 110 Bộ Luật Lao động 2012 quy định, mỗi tuần, NLĐ được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần.
Với những quy định này thì khi bị ốm đau vào ngày nghỉ hàng tuần (trong tuần hoặc cuối tuần), NLĐ sẽ không được hưởng chế độ ốm đau, trừ trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày.
Câu hỏi:
Công tác Thi đua, khen thưởng của Công đoàn có nên thực hiện cấp nào đề nghị khen thưởng thì cấp đó chi tiền thưởng không?
Trả lời:
Ban Chính sách kinh tế xã hội và Thi đua khen thưởng rất cảm ơn sự quan tâm, chia sẻ của đồng chí đối với hoạt động Công đoàn nói chung và hoạt động của công tác thi đua, khen thưởng trong tổ chức Công đoàn nói riêng.
Căn cứ với quy định của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013; căn cứ Quy chế Khen thưởng của tổ chức Công đoàn năm 2014 và các quy định hiện hành của Tổng Liên đoàn liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng, Ban Chính sách kinh tế xã hội và Thi đua, khen thưởng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xin được trả lời như sau:
1. Tại Khoản 3, Điều 67, Nghị định số 42/2010/NĐ – CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng quy định:
Quỹ thi đua, khen thưởng của tổ chức chính trị, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội được cấp từ nguồn ngân sách nhà nước (căn cứ tính chất hoạt động của từng tổ chức, Bộ Tài chính thống nhất tỷ lệ cấp hàng năm) và từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác.
2.Tại Khoản 2, Điều 69, Nghị định số 42/2010/NĐ – CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng quy định:
Thủ trưởng cơ quan cấp nào ra quyết định khen thưởng thì cấp đó chịu trách nhiệm chi tiền thưởng từ nguồn tiền thưởng do cấp mình quản lý.
Nhưng hàng năm Tổng Liên đoàn đã phân cấp quản lý tài chính cho các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương, quy định cụ thể các khoản chi, nội dung chi và định mức chi, trong đó có khoản chi cho hoạt động phong trào và công tác thi đua, khen thưởng. Vì vậy cấp trực thuộc Tổng Liên đoàn đề nghị Tổng Liên đoàn khen thưởng thì cấp đó chi tiền thưởng; các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương sẽ quy định cụ thể các khoản chi cho các đơn vị thuộc cấp mình quản lý trực tiếp.
Theo đó, tại Khoản 2, Điều 44, Quy chế Khen thưởng của tổ chức Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định số 1564/QĐ – TLĐ ngày 24 tháng 12 năm 2014 quy định:
Tiền thưởng kèm theo quyết định khen thưởng của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn do cấp đề nghị khen thưởng chi.
Tổng Liên đoàn chi tiền thưởng kèm theo Bằng lao động sáng tạo, Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh và tiền thưởng cho các tập thể, cá nhân được khen thưởng tại hội nghị tổng kết do Tổng Liên đoàn tổ chức.
Công đoàn Ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn khi quyết định khen thưởng cho tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố thì có trách nhiệm chi tiền thưởng kèm theo quyết định khen thưởng cho tập thể, cá nhân nêu trên.
Như vậy, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hiện đang thực hiện cấp nào đề nghị khen thưởng thì cấp đó chi tiền thưởng là vì các lý do trên.
Trên đây là trả lới của Ban CSKTXH&TĐKT về câu hỏi của đồng chí Dương Tuấn Anh tại buổi giao lưu trực tuyến giữa Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn với công nhân, lao động cả nước ngày 28/7/2016.
Trân trọng!
(NLĐO) – trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương, quyền và lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Bộ luật Lao động mới đã bổ sung thêm một số trường hợp được hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ) như người lao động thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ, người lao động thực hiện quyền, trách nhiệm đối với phần vốn của doanh nghiệp tại doanh nghiệp khác…
Khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 quy định, từ 2021, có 8 trường hợp được tạm hoãn HĐLĐ bao gồm: NLĐ thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ dân quân tự vệ; NLĐ bị tạm giữ, tạm giam theo pháp luật tố tụng hình sự; NLĐ phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc; Lao động nữ mang thai nếu tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi; NLĐ được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
Ngoài ra, NLĐ được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; NLĐ được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác; Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận cũng thuộc diện được hoãn HĐLĐ.
Như vậy, so với quy định hiện hành, Bộ luật Lao động mới đã bổ sung thêm một số trường hợp được hoãn HĐLĐ như NLĐ thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ, NLĐ thực hiện quyền, trách nhiệm đối với phần vốn của doanh nghiệp tại doanh nghiệp khác…
Về quyền lợi của NLĐ tạm hoãn hợp đồng lao động, khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ, trong thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, NLĐ không được hưởng lương, quyền và lợi ích đã giao kết trong HĐLĐ, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Quy định này nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp khi giải quyết chế độ cho NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ.
Sau khi hết thời gian tạm hoãn HĐLĐ, NLĐ và người sử dụng phải làm một số việc nhất định để HĐLĐ được tiếp tục thực hiện. Theo Điều 10 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, NLĐ phải có mặt tại nơi làm việc trong thời hạn 15 ngày. Nếu không thể có mặt tại nơi làm việc đúng thời hạn thì phải thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời điểm có mặt.
Người sử dụng lao động phải nhận NLĐ trở lại làm việc, bố trí công việc theo hợp đồng đã giao kết. Trường hợp không bố trí được đúng công việc thì thỏa thuận công việc mới và sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết hoặc giao kết HĐLĐg mới.
Câu hỏi:
Trong trường hợp viên chức tại đơn vị sự nghiệp công lập sinh con thứ 3 (không thuộc diện ưu tiên của chính sách KHHGĐ) thì Công đoàn cơ sở nên tham gia giải quyết như thế nào?
Trả lời:
Căn cứ theo Pháp Lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 06/2003/PL-UBTVQH11 ngày 09/01/2003 về dân số đã qui định tại Điều 38. Xử lý vi phạm:
“1. Người nào có hành vi vi phạm các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến công tác dân số thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Đồng thời theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP ngày 8/3/2010 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh sửa đổi Điều 10 Pháp lệnh Dân số và Điều 1 Nghị định số 18/2011/NĐ-CP ngày 17/3/2011 sửa đổi khoản 6 Điều 2 Nghị định số 20/2010/NĐ-CP, thì những trường hợp sau đây không vi phạm quy định chỉ được sinh một hoặc hai con theo Pháp lệnh dân số:
1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
a) Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);
b) Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Như vậy, nếu cán bộ, công chức, viên chức sinh con thứ 3 nằm ngoài những trường hợp đặc biệt được sinh con thứ 3 theo qui định trên được xét là đã vi phạm chính sách Dân số.
Hiện nay, có một số Bộ, Ngành ban hành thông tư, Hội đồng nhân dân ở một số tỉnh đã cụ thể hóa chính sách Dân số theo quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đã ban hành Nghị quyết về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, trong đó có hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức vi phạm sinh con thứ ba trở lên. Theo đó, hình thức xử lý cụ thể đối với cán bộ, công chức vi phạm được thực hiện theo Thông tư của Bộ, Ngành hoặc Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của UBND tỉnh nơi cán bộ, công chức đó công tác.
Vậy nên, nếu viên chức của đơn vị bạn sinh con thứ 3, là cán bộ công đoàn, bạn cần phải biết rõ hiện nay Bộ, ngành, địa phương nơi bạn công tác hoặc cơ quan, đơn vị của bạn đã có quy định gì về các hình thức xử phạt với những cá nhân có hành vi vi phạm chính sách dân số hay không? để tham mưu với lãnh đạo, cơ quan đơn vị, người có thẩm quyền trong việc xử lý vi phạm tại cơ quan, đơn vị bạn.
Ngoài ra, nếu viên chức tại đơn vị, cơ quan bạn người vi phạm là đảng viên, thì còn phải thực hiện các hình thức xử phạt theo qui định của đảng cụ thể là Quyết định số 09-QĐ/TW ngày 24/3/2011 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. Theo quyết định này đảng viên vi phạm trong trường hợp sinh con thứ 3 (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách; sinh con thứ 4 thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ); sinh con thứ 5 trở lên thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi tổ chức Đảng.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng 60% nhân mức lương bình quân của 6 tháng liền kề có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi thất nghiệp
Với người lao động (NLĐ), điều quan trọng hơn cả khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) chính là được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp (TCTN).
Điều kiện
Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định, NLĐ đang đóng BHTN được hưởng trợ cấp khi có đủ các điều kiện sau:
Chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc, trừ trường hợp: NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc trái luật; Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
NGUYÊN 1
Người lao động làm thủ tục trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm
Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên: Trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn; Trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 – 12 tháng.
Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.
Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ, trừ các trường hợp: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc; Bị tạm giam, phạt tù; Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; Chết.
Mức hưởng
Khoản 1, điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH xác định mức hưởng trợ cấp hàng tháng của NLĐ theo công thức: Mức hưởng TCTN bằng (=) 60% nhân (x) Mức lương bình quân của 6 tháng liền kề có đóng BHTN trước khi thất nghiệp
Lưu ý, mức hưởng trợ cấp hàng tháng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng đối với người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng; Trường hợp những tháng cuối trước khi thất nghiệp, NLĐ có thời gian gián đoạn đóng BHTN thì 6 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp là bình quân tiền lương của 6 tháng đóng BHTN trước khi NLĐ chấm dứt hợp đồng.
Thời gian, thủ tục nhân trợ cấp
Theo điều 50 Luật Việc làm 2013, thời gian hưởng trợ cấp được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 3 tháng TCTN, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Lưu ý, thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ.
Theo điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị hưởng TCTN bao gồm: Đơn đề nghị hưởng TCTN ( theo mẫu ); Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận việc chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc (HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng); Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng; Sổ BHXH.
NGUYÊN
Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ
Để nhận được tiền trợ cấp, sau khi có đủ hồ sơ nêu trên, NLĐ thực hiện theo các bước sau:
Nộp hồ sơ hưởng TCTN. Điều 17 Nghị định 28 quy định, trong vòng 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, NLĐ chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp phải trực tiếp nộp 1 bộ hồ sơ theo đúng quy định cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi muốn nhận trợ cấp.
NLĐ được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp: Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền; Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.
Ngày nộp hồ sơ trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện nếu gửi theo đường bưu điện.
Nhận kết quả giải quyết hồ sơ. Cũng theo Nghị định 28, cụ thể điều 18, trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định việc hưởng TCTN của NLĐ.
Trường hợp NLĐ không được hưởng trợ cấp thì trung tâm dịch vụ việc làm thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
NGUYÊN
Tổ chức BHXH chi trả trợ cấp tháng đầu tiên trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp
Nhận tiền TCTN tháng đầu tiên. Việc chi trả tiền TCTN cho NLĐ được thực hiện theo khoản 2, điều 18 Nghị định 28 như sau: Tổ chức BHXH chi trả trợ cấp tháng đầu tiên trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng TCTN; Tổ chức BHXH chi trả tiền trợ cấp từ tháng thứ 2 trở đi trong 5 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 7 của tháng hưởng trợ cấp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp đối với NLĐ.
Lưu ý, sau 2 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, nếu NLĐ không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thì được coi là không có nhu cầu hưởng, trừ trường hợp bất khả kháng.
Thông báo tìm kiếm việc làm hàng tháng. Đây là nghĩa vụ mà NLĐ phải thực hiện để nhận được tiền trợ cấp trong những tháng tiếp theo.
Cụ thể, theo điều 52 Luật Việc làm 2013, trong thời gian hưởng trợ cấp, hàng tháng, NLĐ phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp: NLĐ ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền; Trường hợp bất khả kháng.
Liên hệ
Nếu CĐV có câu hỏi có thể gửi cho chúng tôi!